Răng sứ mẻ do đâu? Cách nhận biết? Khắc phục thế nào?

Đăng bởi Admin vào lúc 2024-04-05

Trong quá trình sử dụng răng sứ đã có những trường hợp bệnh nhân gặp phải vấn đề răng sứ mẻ. Nhiều người cảm thấy khá bối rối trước tình trạng này và không biết nên xử lý thế nào. Bài viết sao sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ các kiến thức liên quan về vấn đề răng sứ bị mẻ. Đọc tiếp nội dung sau để hiểu chi tiết hơn. 

Mô tả tình trạng răng sứ mẻ 

Răng sứ mẻ là một tình trạng mà bề mặt của răng sứ trở nên hư hỏng. Thông thường, sứt mẻ thường xảy ra ở rìa cắn các răng cửa trức hoặc múi các răng hàm do tác động mạnh từ những yếu tố bên ngoài như chấn thương, tai nạn, hoạt động thể thao, ngã, hoặc cắn phải vật cứng. Có 3 loại răng mẻ phổ biến: 

  • Mẻ nhỏ: Loại mẻ này thường không ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc chức năng ăn nhai. Nha sĩ có thể mài lại chỗ mẻ cho láng và đánh bóng để khắc phục.

  • Mẻ lớn: Loại mẻ này có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ hoặc chức năng ăn nhai. Nha sĩ có thể bọc lại răng sứ mới để khắc phục.

  • Mẻ đứt: Loại mẻ này có thể khiến răng sứ bị gãy, vỡ. Nha sĩ có thể cần phải tháo bỏ răng sứ cũ và thay bằng răng sứ mới.

Dấu hiệu nhận biết răng sứ mẻ 

Đối với vùng răng trước, việc nhận biết vết sứt mẻ răng bằng mắt thường rất dễ dàng. Tuy nhiên, đối với vùng răng sau, nếu răng sứt mẻ trong quá trình ăn nhai, bạn có thể nghe thấy tiếng rắc rắc sứt vỡ và thậm chí tìm thấy mảnh vỡ của răng. Đây là một trong các dấu hiệu rõ ràng của tình trạng sứt mẻ răng.

Ngoài ra, răng sứt mẻ còn đi kèm với các vấn đề cơ năng khác như ê buốt răng và đau tủy. Khi răng bị sứt mẻ, phần ngà răng sẽ bị lộ, tạo điều kiện cho kích ứng khi ăn uống đồ nóng, lạnh, và gây ra cảm giác ê buốt răng, đặc biệt là khi tiếp xúc với thức ăn lạnh.

Trong quá trình ăn nhai, áp lực không đồng đều lên các mặt răng, đặc biệt là khi răng bị sứt mẻ, có thể tạo ra những địa điểm chịu áp lực cao, gây ra tình trạng ê buốt cho răng. Trong trường hợp răng bị mẻ đến tủy, mức độ ê buốt và đau nhức cũng tăng nhiều lần. Tủy răng, chứa nhiều dây thần kinh, khi bị ảnh hưởng sẽ gây đau nhức dữ dội, ê buốt răng, đau đầu, ù tai, và thậm chí có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt. Do đó, việc nhận biết và xử lý kịp thời vết sứt mẻ răng là hết sức cần thiết trong việc ngăn chặn các vấn đề sức khỏe răng miệng trở nên nghiêm trọng.

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng răng sứ mẻ? 

Răng sứ được nghiên cứu và chế tạo từ chất liệu nhằm mô phỏng sự tương tự với răng thật nhất có thể. Do đó, nếu răng thật có khả năng mẻ, thì răng sứ cũng đương nhiên có thể bị mẻ. Sự tương đồng về cấu trúc và đặc tính vật lý của răng sứ với răng thật giúp nó tích hợp vào hệ thống răng miệng một cách tự nhiên và thẩm mỹ.

Tuy nhiên, răng sứ cũng không tránh khỏi những tác động môi trường và yếu tố bên ngoài mà răng thật phải đối mặt. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng mẻ răng sứ thường là do:

Ăn nhai các vật cứng 

Mẻ răng sứ do cắn phải vật cứng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mẻ răng. Các hành động như cắn xương, càng cua, vỏ hạt dẻ, mở nắp chai bia, hoặc thậm chí chỉ là cắn hạt dưa cũng đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng áp lực lớn lên bề mặt của răng, đặc biệt là ở những vị trí có thể chịu lực nặng như rìa cắn. Sự tăng áp lực nếu gặp vật cứng có thể dẫn đến tức răng, gây nứt, vỡ, hoặc thậm chí là chết tủy răng. Cắn những vật cứng này không chỉ là mối đe dọa đối với răng thật mà còn đối với răng sứ, đặc biệt là khi chúng được sử dụng để thay thế răng thật.

Kỹ thuật chế tác răng sứ kém hiệu quả 

Nếu quá trình thực hiện răng sứ được tiến hành đúng kỹ thuật, khả năng mẻ vỡ của nó sẽ được hạn chế một cách đáng kể. Ngược lại, nếu có bất kỳ sai sót nào về kỹ thuật trong quá trình làm răng sứ, khả năng bị mẻ tăng lên đáng kể.

Chất lượng của răng sứ phụ thuộc chủ yếu vào sự tận tâm, kinh nghiệm và chuyên nghiệp của nha sĩ cũng như kỹ thuật viên thực hiện. Mỗi bước trong quy trình làm răng sứ đều quan trọng, từ việc chụp hình x-quang, chuẩn bị răng, chế tạo răng sứ đến việc gắn răng sứ vào vị trí. Nếu bất kỳ bước nào mắc sai sót, có thể dẫn đến việc răng sứ không được chăm sóc đúng cách và do đó có khả năng mẻ vỡ.

Sử dụng răng sứ kém chất lượng

Răng sứ được chế tác có chất lượng kém có thể đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với sức khỏe răng miệng của người sử dụng. Để đảm bảo chất lượng và tránh tình trạng răng sứ bị vỡ trong thời gian ngắn, việc chọn lựa răng sứ có xuất xứ rõ ràng và nhập khẩu chính hãng là vô cùng quan trọng. Chính việc này giúp đảm bảo rằng răng sứ được chế tác từ các nguyên liệu có chất lượng cao và theo đúng quy trình sản xuất.

Người bệnh có thể an tâm hơn về độ bền và sự chắc chắn lâu dài của răng sứ khi chúng được chế tác và nhập khẩu từ những nguồn có uy tín. Ngược lại, sử dụng các loại răng sứ không rõ nguồn gốc hay có chất lượng kém sẽ dẫn đến việc răng sứ không thể duy trì được trong thời gian dài.

Khi răng sứ phải thực hiện chức năng ăn nhai hàng ngày, áp lực liên tục lên mão sứ có thể làm cho chất lượng của nó giảm sút theo thời gian. Mão sứ sẽ dần yếu đi, và kết quả là răng sứ trở nên dễ nứt vỡ hơn. Do đó, việc chọn lựa răng sứ chất lượng cao và có nguồn gốc đáng tin cậy là yếu tố quan trọng để duy trì sự ổn định và bền bỉ của răng sứ trong thời gian dài.

Không chăm sóc răng miệng đúng cách 

Quy trình bọc răng sứ có thể làm cho người bệnh trở nên dễ mắc các bệnh lý răng miệng hơn so với bình thường, do đó việc chăm sóc răng miệng trở nên đặc biệt và cần phải được thực hiện một cách kỹ lưỡng hơn. Nếu bạn lơ là trong vấn đề này thì tình trạng răng sứ mẻ rất khó tránh khỏi. 

Răng sứ mẻ gây ra những vấn đề gì? 

Răng sứ mẻ có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn về chức năng ăn nhai và sức khỏe chung của răng miệng. 

Chức năng ăn nhai cũng bị ảnh hưởng do răng sứ không còn hoạt động hiệu quả như ban đầu, dẫn đến khó khăn trong quá trình nhai thức ăn. Phần lớn tình trạng này sẽ gây bất tiện trong việc tiêu thụ thức ăn mà còn có thể tác động đến quá trình tiêu hóa và sức khỏe nói chung. Ngoài những ảnh hưởng trên thì tổn thương lưỡi được xem là một trong những ảnh hưởng nhẹ nhàng nhất mà người bệnh có thể gặp khi răng sứ bị vỡ. Bởi vì trong trường hợp này, phần răng trở nên sắc nhọn và lởm chởm, tăng khả năng người bệnh cắn nhầm vào lưỡi.

Một số người khi răng sứ mẻ sẽ có cảm giác răng bắt đầu yếu dần do dây thần kinh bên trong răng bị nghiêm trọng ảnh hưởng bởi vết nứt và vỡ trên bề mặt khiến răng trở nên nhạy cảm và yếu hơn khi phải chịu đựng các tác động mạnh cũng như biến động nhiệt độ đột ngột. Nếu tình trạng này không được kiểm soát sớm thì nguy cơ mất răng ngày càng cao khi răng sứ bị vỡ, dẫn đến việc chân răng bị lộ ra ngoài do các vết nứt và gãy. Thậm chí có thể dẫn đến việc gãy hoàn toàn khi lớp bảo vệ đã bị mất.

Mặc khác, khi răng sứ bị mẻ sẽ tăng khả năng nhiễm trùng khoang miệng.Vi khuẩn có thể xâm nhập và gây ra tình trạng nhiễm trùng, và nếu không được điều trị, nó có thể phát triển thành áp xe nguy hiểm. 

Làm sao để khắc phục tình trạng răng sứ mẻ? 

Khi răng sứ trong miệng bị mẻ vỡ, phương pháp duy nhất để khắc phục tình trạng này là bọc lại răng sứ mới. Bác sĩ sẽ tháo bỏ răng sứ cũ và thay thế bằng răng sứ mới. Trong trường hợp vết mẻ rất nhỏ và không ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bác sĩ có thể mài lại chỗ mẻ để láng và đánh bóng, giúp bạn tránh khỏi việc cần phải bọc lại răng sứ.

Cấu tạo của răng sứ bao gồm một lớp sườn, được phủ bởi một lớp sứ bên ngoài. Lớp sứ này khá bền bỉ do phải chịu đựng môi trường chân không với nhiệt độ cao và áp suất lớn. Nhờ vậy mà răng sứ chịu được sức ăn nhai mạnh mẽ từ mỗi người. Mặc dù răng sứ có độ bền cao, nhưng nếu tác động lực quá mạnh, nó có thể dễ bị mẻ, vỡ.

Trong nhiều trường hợp, do sức ăn nhai thức ăn quá cứng hoặc chấn thương do tai nạn, răng sứ có thể bị mẻ, nứt, vỡ,... Duy nhất cách để khắc phục tình trạng này là tháo răng sứ bị hỏng ra và bọc lại răng sứ mới. Đây là giải pháp được xem là hiệu quả nhất trong việc khôi phục lại hình dáng và chức năng giống như ban đầu. 

Lưu ý, khi răng bị nứt, mẻ và có nguy cơ vỡ bạn nên kiểm tra quanh răng sứ để loại bỏ những mảnh vỡ bị rơi rớt ra, việc làm này nhằm mục đích tránh tình trạng nuốt phải chúng. Sau đó, bạn cần sắp xếp việc để đến gặp bác sĩ nha khoa ngay lập tức. Bác sĩ là những người có chuyên môn cao họ sẽ có giải pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của bạn .

Nên làm gì để hạn chế tình trạng răng sứ mẻ? 

Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về chế độ chăm sóc răng miệng và vệ sinh cụ thể khi có răng sứ bao gồm việc chải răng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch giữa các răng, và sử dụng nước súc miệng chứa fluoride để giữ cho răng sứ được bảo vệ một cách tốt nhất. Đồng thời trước khi bọc sứ bạn nên lựa chọn nha khoa và nha sĩ có uy tín và chuyên nghiệp để đảm bảo rằng răng sứ của bạn được thực hiện với chất lượng cao, giảm thiểu nguy cơ mẻ vỡ và đồng thời đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của quá trình làm răng sứ.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống và tránh những thực phẩm, thói quen có thể gây áp lực mạnh lên răng sứ và thực hiện các biện pháp bảo vệ răng hiệu quả. Việc này giúp ngăn chặn nguy cơ mẻ răng và bảo vệ sức khỏe toàn diện của hệ thống răng miệng. Bằng cách thực hiện tuân thủ các hướng dẫn này không chỉ giúp bảo vệ răng sứ khỏi nguy cơ vỡ, mà còn giữ cho nụ cười và sức khỏe răng miệng tỏa sáng và bền vững.

Các câu hỏi thường gặp 

Các câu hỏi sao đây sẽ giúp bạn có thêm các thông tin cũng như cách xử lý hiệu quả khi phát hiện răng sứ bị mẻ: 

Răng sứ bị mẻ có hàn lại được không? 

Câu trả lời là KHÔNG.  Răng sứ bị mẻ không thể trám lại được, mà phải thay một mão sứ mới. Bởi lúc này chiếc răng thật đã bị ảnh hưởng.Khi răng sứ bị mẻ, cần đến gặp nha sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy theo mức độ mẻ của răng sứ, nha sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.Nếu vết mẻ nhỏ, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai, nha sĩ có thể mài lại chỗ mẻ cho láng và đánh bóng. Còn nếu vết mẻ lớn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai, nha sĩ có thể bọc lại răng sứ mới.

Răng sứ có dễ bị sứt mẻ không?

Câu trả lời là CÓ. Răng sứ có thể dễ dàng bị gãy nếu không được chăm sóc đúng cách . Vì vậy răng sứ cần được chăm sóc tương tự như răng tự nhiên của bạn. Răng tự nhiên của bạn có thể bị gãy nếu bạn dùng lực quá mạnh. Điều tương tự cũng áp dụng cho răng sứ vì chúng có độ bền tương đương với răng tự nhiên.

Răng sứ bị mẻ có thể sửa chữa lại được không?

Câu trả lời là CÓ. nhưng chỉ áp dụng cho các trường hợp vết mẻ nhỏ, không ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Trong trường hợp vết mẻ lớn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai, cần bọc lại răng sứ mới.

Chi phí bọc lại răng sứ bị mẻ là bao nhiêu?

Chi phí bọc lại răng sứ bị mẻ phụ thuộc vào loại răng sứ, kỹ thuật bọc răng sứ và tay nghề của nha sĩ. Thông thường, chi phí bọc lại răng sứ bị mẻ dao động từ 2 triệu đến 10 triệu đồng.

Địa chỉ phục hồi răng sứ mẻ uy tín và an toàn 

Răng sứ mẻ là vấn đề không ai mong muốn tuy nhiên trong quá trình sử dụng và chăm sóc chúng ta khó tránh khỏi được những sai sót. Vì vậy, nếu bạn gặp phải vấn đề răng sứ bị mẻ hãy đến ngay nha khoa Smile - Cười là đẹp  để được tư vấn và phục hình bằng một loại sứ chất lượng cao. 

Nha khoa chúng tôi được trang bị đầy đủ các thiết bị máy móc hiện đại và có đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm nên quá trình tháo răng sứ mẻ thay mới sẽ được tiến hành một cách an toàn nhẹ nhàng và không gây đau đớn. Đặc biệt chúng tôi còn có phòng vô trùng đạt tiêu chuẩn y tế nên hạn chế tối đa các vấn đề lây nhiễm chéo và vệ sinh an toàn. 

Bạn có thể đến một trong 4 địa chỉ của nha khoa Smile tại tỉnh Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang Bạc Liêu.

Các chi nhánh nha khoa của chúng tôi đều đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ làm răng cho khách hàng nên bạn có thể yên tâm điều trị tại bất kỳ chi nhánh nào thuận tiện nhất với mình. 

Lời kết

Tóm lại răng sứ bị vỡ hay sứt mẻ đều làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm răng cũng như tính thẩm mỹ. Vì vậy, ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường bạn nên chủ động đến nha khoa để kiểm tra và xử lý sớm. Nếu như cần tư vấn chi tiết hơn về bất kỳ vấn đề liên quan nào khác thì đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Smile - Cười là đẹp để được các bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ nhanh chóng. 


Tags

Chia sẻ với bạn bè

ĐĂNG KÍ

ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ BÁC SĨ

Messenger Zalo Youtube
Hiển thị tất cả kết quả cho ""