Có tháo miếng dán Veneer ra được không? Chi phí tháo? 

Có tháo miếng dán Veneer ra được không? Chi phí tháo? 

Có tháo miếng dán Veneer ra được không? Chi phí tháo? 

Có tháo miếng dán Veneer ra được không? Chi phí tháo? 

Có tháo miếng dán Veneer ra được không? Chi phí tháo? 
Có tháo miếng dán Veneer ra được không? Chi phí tháo? 

HỆ THỐNG NHA KHOA SMILE

0907 995 337

Có tháo miếng dán Veneer ra được không? Chi phí tháo? 
Ngày đăng: 15/09/2024 10:00 AM

Dán răng sứ Veneer là một phương pháp thẩm mỹ phổ biến để cải thiện hình dáng và màu sắc của răng. Tuy nhiên, có những tình huống khẩn cấp cần tháo miếng dán Veneer để làm lại. Vấn đề này khiến nhiều người cảm thấy rất hoang mang và lo sợ về kỹ thuật này. Để tìm hiểu thêm chi tiết quy trình tháo dán răng sứ Veneer mời các bạn hãy cùng Nha khoa Smile đọc tiếp bài viết sau đây.

Có tháo dán sứ Veneer ra được không?

Có tháo dán sứ Veneer khi gặp tình trạng viêm nhiễm  

Trong quá trình thực hiện phương pháp thẩm mỹ nha khoa bằng cách dán răng sứ Veneer, nha sĩ sẽ sử dụng mặt sứ trắng sáng, tương tự với răng tự nhiên để khắc phục các vấn đề thẩm mỹ và cải thiện chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, một số trường hợp như viêm nhiễm, đau nhức hoặc sự thay đổi màu sắc không mong muốn có thể xuất hiện sau khi thực hiện quy trình này. Trong tình huống này, có nhiều người mong muốn tháo miếng dán Veneer và thay thế bằng miếng mới.

Theo chuyên gia, kỹ thuật tháo miếng dán Veneer là hoàn toàn khả thi, nhưng cần phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Sau khi tháo miếng dán cũng đòi hỏi sự chăm sóc và hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng tổn thương hoặc làm tổn thương răng tự nhiên.

Trường hợp nào cần tháo miếng dán Veneer để làm lại?

Miếng dán Veneer cần được tháo ra nếu có dấu hiệu mẻ vỡ 

Được làm bằng sứ siêu mỏng, bề dày chỉ khoảng 0.3 – 0.7mm, veneer sứ dính liền với mặt trước của răng bằng một loại keo dán đặc biệt để thay đổi hình dạng, màu sắc, kích thước hoặc chiều dài của răng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng và chăm sóc veneer nếu bạn gặp phải những trường hợp sau thì cần phải tháo miếng dán Veneer để làm lại:

Miếng dán Veneer bị nứt, mẻ hoặc vỡ

Đây là trường hợp phổ biến nhất cần phải thay thế miếng dán Veneer. Miếng dán Veneer có thể bị nứt, mẻ hoặc vỡ do nhiều nguyên nhân như tai nạn, va đập mạnh, ăn nhai thức ăn cứng hoặc do chất lượng miếng dán kém. Khi miếng dán Veneer bị nứt, mẻ hoặc vỡ, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Miếng dán bị vỡ có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào bên trong, gây sâu răng, viêm nướu hoặc thậm chí là mất răng.

Ngoài ra, các loại mặt dán sứ chất lượng cao rất hiếm khi bị mẻ, vỡ trong quá trình ăn nhai. Thế nhưng nếu dán nhầm mặt sứ Veneer kém chất lượng thì sự cố này sẽ xảy ra khi bạn nhai phải các thực phẩm cứng. 

Miếng dán Veneer bị đổi màu

Miếng dán Veneer có thể bị đổi màu do nhiều nguyên nhân như hút thuốc lá, uống trà, cà phê, rượu vang đỏ hoặc do vệ sinh răng miệng không kỹ. Khi miếng dán Veneer bị đổi màu, sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười của bạn. Trong trường hợp này, bạn có thể lựa chọn thay thế bằng miếng dán Veneer mới có màu sắc phù hợp hơn. Bên cạnh đó, nhiều khách hàng cảm thấy không hài lòng với hàm răng của mình và mong muốn nâng cao tính thẩm mỹ của nụ cười nên quyết định tháo răng sứ để dán lại mặt sứ mới đẹp hơn, trắng sáng hơn. 

Miếng dán Veneer bị bong tróc

Tình trạng bong tróc của miếng dán Veneer có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có kỹ thuật dán không đạt chuẩn hoặc chất lượng keo dán không đủ mạnh. Khi miếng dán Veneer bị bong tróc, có thể tạo ra những hậu quả không mong muốn đối với vẻ ngoại hình và chức năng của răng. Để khắc phục tình trạng này, việc thực hiện việc sửa chữa hoặc thay thế miếng dán Veneer là cần thiết. Quá trình này không chỉ giúp khôi phục lại vẻ ngoại hình tự nhiên mà còn đảm bảo rằng chức năng ăn nhai được duy trì.

Miếng dán Veneer không còn phù hợp

Khi bạn thay đổi sở thích về thẩm mỹ hoặc do răng của bạn bị di chuyển, miếng dán Veneer có thể không còn phù hợp. Trong trường hợp này, bạn có thể lựa chọn thay thế bằng miếng dán Veneer mới có kích thước, hình dạng hoặc màu sắc phù hợp hơn để có thể cảm thấy tự tin hơn khi cười và ăn uống thỏai mái hơn. 

Răng đau nhức khó chịu

Răng sứ bị đau nhức có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm các thao tác  mài bề mặt răng nhiều hơn tỷ lệ cần thiết. Khi quá trình mài bề mặt răng diễn ra quá mức, có thể tác động đến cấu trúc răng và gây tổn thương cho răng gốc. Những tổn thương này dẫn đến mất nướu, làm suy giảm sức mạnh của răng và tăng khả năng răng gốc bị tổn thương.

Không dừng lại ở đó, mài răng quá mức cũng có thể gây ra tình trạng tủy răng bị viêm nhiễm, tạo điều kiện cho cơn đau kéo dài. Từ đó,  tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề về sức khỏe răng và tạo điều kiện cho sự lan rộng của các vấn đề nhiễm trùng. Thế nên nhiều người đã tìm đến nha sĩ để loại bỏ veneer và tìm kiếm giải pháp phục hình mới an toàn hơn. 

Gặp bệnh lý răng miệng 

Bệnh lý răng miệng có thể xuất hiện khi quá trình đặt sứ không được thực hiện đúng kỹ thuật. Khi mặt sứ không nằm chặt và dính sát với cùi răng, chúng có thể tạo ra kẽ hở cho vi khuẩn phát triển và làm tăng nguy cơ bệnh lý răng miệng. Chính vì thế, bác sĩ cần tháo mặt dán sứ để ưu tiên điều trị bệnh lý trước khi chúng trở nên phức tạp hơn. 

Ngoài những trường hợp trên, bạn cũng có thể cân nhắc tháo miếng dán Veneer để làm lại nếu bạn cảm thấy không hài lòng với kết quả sau khi dán

Quy trình tháo miếng dán Veneer như thế nào?

Quy trình tháo miếng dán Veneer 

Quy trình tháo miếng dán Veneer thường diễn ra khá nhanh, chỉ mất khoảng 15-30 phút cho mỗi răng. Thường thì quá trình tháo miếng dán Veneer sẽ được thực hiện theo 5 bước cơ bản sau:

Bước 1: Khám tổng quát

Đầu tiên, nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng để xác định khả năng tháo miếng dán Veneer một cách an toàn và hiệu quả. Trong quá trình này, nha sĩ sẽ đánh giá các chỉ số như sức khỏe nướu, sự ổn định của răng, và các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến việc loại bỏ miếng dán Veneer. Sau đó, nha sĩ sẽ kiểm tra trực tiếp miếng dán Veneer để xác định tình trạng của nó. Các vấn đề như nứt, mẻ, vỡ, hoặc bong tróc sẽ được đánh giá và đưa ra đánh giá chính xác.

Để có cái nhìn chi tiết hơn về tình trạng răng bên dưới miếng dán Veneer, nha sĩ có thể quyết định thực hiện chụp X-quang. Điều này giúp nha sĩ phát hiện các vấn đề ẩn sau lớp miếng dán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Dựa trên kết quả của cuộc khám tổng quát, nha sĩ sẽ tư vấn và đề xuất liệu pháp điều trị cụ thể để duy trì hoặc cải thiện sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.

Bước 2: Tiêm thuốc tê

Nha sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc tê trực tiếp vào vùng nướu xung quanh răng được áp dụng miếng dán Veneer. Thuốc tê này sẽ làm tê liệt vùng này, ngăn chặn cảm giác đau và giúp bệnh nhân trải qua quá trình tháo miếng dán mà không gặp khó khăn.

Quá trình tiêm thuốc tê thường được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo hiệu quả và thoải mái cho bệnh nhân. Sau khi thuốc tê đã phát huy tác dụng, nha sĩ sẽ tiếp tục quá trình tháo miếng dán Veneer một cách an toàn và nhanh chóng. Cần lưu ý rằng việc sử dụng thuốc tê là một phần quan trọng của quy trình tháo miếng dán Veneer để đảm bảo trải nghiệm thoải mái và không đau đớn cho bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị.

Bước 3: Loại bỏ keo dán 

Quá trình tháo miếng sứ Veneer đòi hỏi sự cẩn trọng và kỹ năng chuyên nghiệp từ nha sĩ. Dựa vào tình trạng cụ thể của răng miệng, nha sĩ sẽ lựa chọn một trong hai phương pháp tháo miếng sứ sau:

Cách 1: Chia mặt sứ thành nhiều mảnh nhỏ

Trong phương pháp này, nha sĩ sẽ chia mặt sứ thành các mảnh nhỏ để thuận tiện trong quá trình tháo bỏ. Bằng cách này, họ có thể loại bỏ từng mảnh một mà không làm tổn thương đến răng gốc và các răng lân cận. Vì vậy để thực hiện tốt cách này thì yêu cầu về kỹ năng và chính xác từ phía bác sĩ rất cao để đảm bảo việc tháo miếng sứ diễn ra một cách an toàn.

Cách 2: Mài nhỏ dọc theo thân răng sứ

Trong phương pháp này, nha sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ dọc theo thân răng sứ cho đến khi lộ sườn mặt sứ. Sau đó, họ sẽ nhẹ nhàng tháo bỏ miếng sứ mà không ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Bác sĩ khi tiến hành cần tận tâm và kỹ năng cao để tránh làm tổn thương cấu trúc răng và mô nướu.

Cả hai cách thực hiện đều yêu cầu sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm của nha sĩ để đảm bảo quá trình tháo miếng sứ diễn ra một cách hiệu quả và không gây hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.

Bước 4: Đánh bóng răng

Sau khi miếng dán Veneer được loại bỏ, nha sĩ sẽ thực hiện việc đánh bóng răng để loại bỏ các mảng bám và tái tạo bề mặt răng một cách trơn tru. Bằng cách này, nha sĩ sẽ giúp răng của bạn trở nên sáng bóng hơn và giảm khả năng hình thành mảng bám mới. 

Bước 5: Hướng dẫn chăm sóc sau khi tháo răng sứ

Sau khi tháo miếng dán Veneer, bạn cần đợi một thời gian để răng phục hồi trước khi dán lại. Đồng thời, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc răng miệng cụ thể cho bạn. 

Tháo miếng dán Veneer để dán lại có đau không?

Loại bỏ veneer có vẻ là một quá trình đau đớn vì nó liên quan đến việc chà xát veneer từ mặt ngoài của răng. Bạn có thể cảm thấy đau nhẹ và hơi khó chịu trong quá trình tháo dây xoay; tuy nhiên, nhiều nha sĩ thẩm mỹ thích gây tê răng trước khi tháo mặt dán sứ nên có thể không gây đau đớn như người ta nghĩ.

Khi răng bị tê thì bạn sẽ không cảm thấy đau nữa; tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy hơi nhạy cảm ngay sau quá trình loại bỏ và thay thế mặt dán veneer.

Chi phí tháo miếng dán Veneer để dán lại tốn bao nhiêu tiền?

Chi phí tháo miếng dán Veneer để dán lại không cố định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại miếng dán, số lượng miếng dán,... Nhưng đa phần thì bạn chỉ cần chi trả cho loại răng sứ mới được chọn để dán. Dưới đây là giá dán sứ Veneer mới tại Nha khoa Smile bạn có thể tham khảo để cân nhắc và lựa chọn loại phù hợp:

Tên dịch vụ Loại dịch vụ Giá dịch vụ Đơn vị Bảo hành
Veneer Zircoria DDBio Làm đẹp 3.500.000 đ 1 răng 10 năm
Veneer Ultra Smile Làm đẹp 4.200.000 đ 1 răng 10 năm
Veneer Cercon HT Làm đẹp 5.000.000 đ 1 răng 10 năm
Veneer Vezneer - Japan Làm đẹp 5.000.000 đ 1 răng 10 năm
Veneer Emax Press Làm đẹp 8.000.000 đ 1 răng 15 năm
Veneer Lisi - Usa Làm đẹp 10.000.000 đ 1 răng 20 năm

Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về từng loại mặt dán sứ bạn có thể liên hệ trực tiếp đến nha khoa Smile để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ. 

Khi tháo miếng dán Veneer cần lưu ý gì?

Tháo mặt dán Veneer là thủ thuật nha khoa tương đối đơn giản, ít xâm lấn và không nguy hiểm nếu được thực hiện đúng kỹ thuật. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn nha sĩ uy tín và tuân thủ hướng dẫn để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần năm trong xuyên suốt quá trình tháo veneer

Trước khi tháo miếng dán Veneer

Quy trình tháo miếng dán Veneer cần được thực hiện một cách cẩn thận và chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn cho răng và giảm thiểu tổn thương. Cho nên bạn phải chọn nha sĩ có chuyên môn, người đã được đào tạo chính xác trong quá trình tháo lắp Veneer. Đồng , nên tham khảo ý kiến của nha sĩ ưu và nhược điểm của quá trình.

Ngoài ra, để đánh giá tình trạng răng và mô nướu trước khi tháo, nha sĩ thường sử dụng kỹ thuật chụp X-quang để kiểm tra các vấn đề khác như tình trạng mô nướu và xác định liệu pháp tháo lắp có thể gây ra vấn đề nào không. Đừng quên vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng trước khi tháo miếng dán Veneer nhằm ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng và bảo vệ sức khỏe nướu và răng sau quá trình tháo lắp. 

Trong khi tháo miếng dán Veneer

Bệnh nhân nên tuân theo mọi hướng dẫn và lời khuyên của nha sĩ và nên giữ tinh thần thoải mái và bình tĩnh trong suốt quá trình này. Bệnh nhân không nên tự cố gắng tháo miếng dán Veneer tại nhà. Việc này có thể gây tổn thương cho răng và miếng dán, cũng như tăng nguy cơ hỏng hóc. Trong lúc thực hiện nếu bệnh nhân cảm thấy đau hoặc bất kỳ tình trạng không thoải mái nào khác nên báo ngay cho nha sĩ để được hỗ trợ và đánh giá tình trạng.

Sau khi tháo miếng dán Veneer

Bệnh nhân cần thực hiện vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng 

Sau khi miếng dán Veneer đã được tháo, bệnh nhân cần thực hiện vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để loại bỏ bất kỳ tạp chất nào còn lại và giữ cho răng, nướu khỏe mạnh luôn trong tình trạng khỏe mạnh. Ngoài ra, bệnh nhân nên tuân thủ lịch hẹn tái kiểm tra được đặt ra bởi nha sĩ để đảm bảo rằng tình trạng răng sau khi tháo miếng dán Veneer được theo dõi và quản lý hiệu quả. Song song đó, phải tăng cường và bổ sung vào thực đơn hàng ngày các món ăn như trứng, cá, tôm, sữa,… để răng thêm chắc khỏe.

Dán răng sứ an toàn và chất lượng tại Nha khoa Smile 

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ dán Veneer uy tín chất lượng thì Nha khoa Smile - Cười là đẹp chính là điểm đến đáng tin cậy dành cho bạn. Nha khoa Smile sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, cùng phần mềm thiết kế nụ cười tự động, giúp quá trình phục hình răng chính xác và đẹp mắt nhất. Đồng thời, mặt dán sứ Veneer được nha khoa Smile được chế tác từ sứ cao cấp, với màu sắc, rìa cắn và đường vân răng tự nhiên như răng thật.

Hơn nữa khách hàng làm Veneer tại đây có thể hoàn toàn yên tâm và cảm thấy thoải mái bởi vì đội ngũ bác sĩ tại nha khoa có tay nghề khéo léo và giàu kinh nghiệm, đảm bảo thực hiện dán sứ hoàn toàn không đau nhức hay ê buốt. Bạn có thể đến bất kỳ chi nhánh nào của nha khoa chúng tôi tại tỉnh Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang Bạc Liêu. Tất cả chi nhánh của nha khoa đều sẵn sàng đáp ứng được tất cả các nhu cầu làm răng của khách hàng từ đơn giản đến phức tạp.

Ngoài độ an toàn của vật liệu, nha khoa còn đảm bảo yếu tố vô trùng trong suốt quá trình thăm khám và điều trị. Cam kết mang đến cho khách hàng hàm răng trắng đều, không còn khuyết điểm.

Lời kết

Tóm lại, quá trình tháo miếng dán Veneer không chỉ là một quá trình y tế mà còn là một trải nghiệm đòi hỏi sự chăm sóc và chuyên nghiệp từ cả hai bên để góp phần tạo nên kết quả an toàn và đẹp mắt cho bệnh nhân. Chính vì thế, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện và lựa chọn nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và chất lượng Veneer. Mọi thắc mắc về phương pháp này vui lòng liên hệ đến số hotline để được tư vấn và hỗ trợ.