Cũng như các loại khí cụ khác dây cung là một loại không thể thiếu trong quá trình niềng răng mắc cài. Vậy thì tác dụng của dây cung trong việc niềng răng là gì? Loai dây cung nào đang được sử dụng trong kỹ thuật chỉnh nha hiện nay? Lời giải đáp sẽ có trong bài viết này mời các bạn cùng Nha Khoa tìm hiểu chi tiết nội dung nhé!
Dây cung niềng răng là gì?
Dây cung là loại dây dài và mảnh được gắn cố định cùng với mắc cài trên thân của răng của bệnh nhân điều trị chỉnh nha. Để giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí bác sĩ sẽ tác động lực kéo lên loại dây cung này để điều chỉnh răng. Dây cung niềng răng thường được chế tạo từ các loại hợp kim an toàn dùng trong y tế.
Cụ thể trong phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống thì sau khi gắn mắc cài, bác sĩ sẽ đặt các dây cung vào khe của mắc cài và cố định bằng dây thun hoặc dây thép. Tuy nhiên nếu bạn lựa chọn niềng răng mắc cài tự buộc thì dây cung sẽ trượt tự động trong rãnh mắc cài, điều đó đồng nghĩa với việc bác sĩ sẽ không cần phải can thiệp quá nhiều trong quá trình chỉnh nha.
Các loại dây cung phổ biến hiện nay
Hiện nay có rất nhiều loại dây cung được sử dụng tại các nha khoa. Từng loại sẽ có những ưu và đặc điểm riêng biệt cụ thể như sau:
Dây cung hợp kim, kim loại quý
Trong ngành nha khoa từ năm 1887 nhà khoa học Edward Angle đã sử dụng các kim loại quý như vàng, bạch kim, bạc để làm dây cung trong chỉnh nha. Đây là loại dây cung có khả năng có nhiều đặc tính nổi bật như tính chống ăn mòn, có độ dẻo và độ đàn hồi cao. Tuy nhiên loại dây cung hợp kim, kim loại quý nhược điểm là chi phí thực hiện rất lớn. Cụ thể thành phần chính của dây làm bằng kim loại quý sẽ là Vàng (55% – 65%), Bạch kim (5 – 10%), Palladium (5 – 10%), Đồng(11 – 18%) và Niken (1 – 2%).
Đây là loại dây cung có chi phí đắt nhất trong số các loại dây cung sử dụng trong chỉnh nha. Loại dây cung kim loại quý sở hữu khả năng chống ăn mòn tốt, có độ dẻo và độ đàn hồi cao do được làm chủ yếu từ các kim loại quý như vàng, bạch kim, bạc,…
Một phần do chi phí lớn nên loại dây cung này không được nhiều người cũng như các cơ sở nha khoa lựa chọn hiện nay.
Dây cung thép không gỉ (Stainless Steel)
Dây cung thép không gỉ được chính thức đưa ra thị trường là vào năm 1929. Vật liệu này được đánh giá là loại vật liệu đầu tiên được dùng để thay thế cung hợp kim quý trong chỉnh nha. Hợp kim thép có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với kim loại quý nhưng xét về tính chất thì chúng cũng có độ cứng phù hợp, chống ăn mòn và độ dẻo cao. Ngoài ra, chúng còn rất lành tính, an toàn tuyệt đối với sức khỏe nên được rất nhiều người lựa chọn và đặc biệt dễ dàng chế tạo các dụng cụ chỉnh nha phức tạp.
Các hợp kim thép không gỉ thuộc loại austenitic “18-8” có chứa Chromium (17 – 25%) và Niken (8 – 25%) và Carbon (1 – 2%).
Dây cung niềng răng Cobalt – Chromium
Thành phần bao gồm coban (40%), crom (20%), sắt (16%) và niken (15%). Loại dây này được sử dụng từ năm 1950, bác sĩ đã sử dụng lực kéo mạnh nhưng độ cứng có tương đối yếu, nên không dùng được cho các trường hợp chỉnh nha phức tạp. Chúng chỉ thích hợp dùng trong quá trình chỉnh nha đơn giản, chính vì hạn chế này mà ngày nay loại dây cung này không được sử dụng rộng rãi trong các nha khoa.
Dây cung Niken – Titan (Niti)
Dây cung Niken – Titan (Niti) là loại dây cung được nghiên cứu và phát triển bởi nhà khoa học William F.Buehler vào năm 1960. Với cấu tạo thành phần bao gồm 55% Niken và 45% Titanium, có độ cứng thấp, siêu dẻo, độ đàn hồi cao nên dây cung Niti là loại dây cung được sử dụng phổ biến nhất trong hầu hết các loại niềng răng mắc cài hiện nay.
Đặc biệt chi phí của loại dây cung này cũng thấp hơn do vật liệu dễ kiếm và giá thành không cao.
Dây cung niềng sứ
Dây cung niềng sứ có tính thẩm mỹ trong quá trình niềng răng bởi vì chúng màu trắng, khi kết hợp với mắc cài sứ sẽ tương đồng với màu răng tự nhiên, giúp bạn tự tin giao tiếp trong suốt quá trình chỉnh nha. Nhưng loại dây cung niềng sứ sẽ gây cảm giác cộm vướng hơn so với dây thép không gỉ do có thêm một lớp sứ phủ bên ngoài. Ngoài ra chi phí thực hiện khi niềng răng của loại dây cung này cũng sẽ cao hơn các loại khác bởi vì sứ là vật liệu cao cấp hơn.
Quy trình đeo dây cung niềng răng được thực hiện như thế nào?
Đây là một quy trình được đánh giá là khá phức tạp, nên bạn cần thực hiện tại các nha khoa uy tín. Để đảm bảo trong quá trình thực hiện bác sĩ có sự tỉ mỉ, khéo léo để đặt dây cung vào đúng vị trí và không gây tổn thương nướu.
- Giai đoạn 1: Để giúp răng làm quen dần với lực kéo và bắt đầu sắp xếp từ từ theo hình dạng của dây cung. Bác sĩ sử dụng dây cung dạng tròn với đặc tính mỏng, nhẹ, đàn hồi cao để đeo cho bệnh nhân
- Giai đoạn 2: Sau khoảng 1 – 2 tháng chỉnh nha bác sĩ thay dây cung dạng tròn thành dây cung vuông hoặc hình chữ nhật để điều chỉnh các răng thẳng đều và vừa khít với cung hàm.
Kích thước dây cung niềng răng trong từng giai đoạn
Tùy vào từng giai đoạn mà bác sĩ sẽ thiết kế các loại dây cung có kích thước lớn, nhỏ hay hình dạng vuông, tròn hay chữ nhật tương ứng:
- Đối với giai đoạn san đều răng: Kích thước dây cung tốt nhất khoảng từ 0,014 – 0,016.
- Đối với giai đoạn đóng khoảng niềng răng: Kích thước phù hợp là 0,019 x 0,025 và 0,016 x 0,025.
- Đối với giai đoạn nắn chỉnh khớp cắn và duy trì: Kích cỡ khoảng 0,019 x 0,025.
Các vấn đề thường xảy ra với dây cung niềng răng
Trong quá trình đeo dây cung niềng răng bạn có thể sẽ gặp phải một số vấn đề sau đây:
- Tuột dây cung: hiện tượng này phổ biến trong giai đoạn đầu niềng răng do tốc độ dịch chuyển răng quá nhanh nên kích thước dây cung ban đầu không còn vừa nữa.
- Dây cung đâm vào má: trường hợp này gây tổn thương bên trong như trầy xước và chảy máu. Bạn cần bôi sáp chỉnh nha và đến nha khoa để được bác sĩ điều chỉnh.
- Dây cung đứt: Nguyên nhân dây cung đứt là do có lực rất lớn tác động đến khớp hàm.
- Nuốt dây cung: Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm và bạn cần đi cấp cứu ngay bởi vì khi nuốt phải dây cung bạn sẽ bị rách cổ họng, viêm nhiễm, đau dạ dày, thậm chí là thủng ruột.
- Thức ăn mắc kẹt vào dây cung: Thức ăn mắc kẹt nếu không được lấy ra và vệ sinh sạch sẽ tạo thành các ổ vi khuẩn gây ra nhiều bệnh lý răng miệng.
Các câu hỏi thường gặp
Một vài câu hỏi thường gặp dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về dây cung niềng răng.
Thời gian để thay dây cung thường mất bao lâu?
Việc thay dây cung sẽ được thực hiện trong các lần tái khám, thông thường khoảng 1 lần/tháng. Việc thường xuyên thay dây cung niềng răng là để đảm bảo lực kéo luôn được diễn ra liên tục và đều đặn, giúp kết quả dịch chuyển răng đúng như kế hoạch ban đầu.
Ngoài ra, thay dây cung mắc cài kim loại tự động là một thao tác khá đơn giản được thực hiện nhanh khoảng từ 20 – 30 phút. Riêng đối với mắc cài kim loại truyền thống, thời gian thay dây cung có thể mất khoảng 30 – 40 phút vì bác sĩ phải buộc thun để cố định dây cung ở từng mắc cài.
Thay dây cung có đau không?
Thực tế có một vài trường hợp bệnh nhân khi thay dây cung cảm thấy hơi ê buốt, đau khó chịu. Lý giải điều này là do lực siết răng đã được điều chỉnh. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng cảm giác này sẽ tự hết sau 2 – 3 ngày, hoặc khoảng 1 tuần với những ai có cơ địa nhạy cảm, nền răng yếu.
Kết luận
Tóm lại dây cung là khí cụ quan trọng giúp quá trình niềng răng diễn ra nhanh chóng và đạt được hiệu quả cao nhất. Điều đó đồng nghĩa với việc lựa chọn dây cung niềng răng phù hợp cho quá trình chỉnh nha là một điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh tham khảo và tìm hiểu dây cung thông qua các bài viết thì bạn nên đến phòng khám để được tư vấn cụ thể hơn.