Veneer răng được thiết kế để bao phủ bề mặt phía trước để cải thiện vẻ ngoài của răng. Những lớp vỏ Veneer giúp răng thay đổi màu sắc, hình dạng, kích thước. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng và chăm sóc không may khiến Veneer bị mẻ vỡ. Vậy thì đứng trước tình trạng mẻ vỡ Veneer bạn nên xử lý như thế nào? Hãy cùng nha khoa Smile - Cười là đẹp tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Mô tả tình trạng mẻ vỡ Veneer
Mẻ vỡ Veneer là tình trạng khi lớp Veneer (lớp mảnh vỏ mỏng bọc bề mặt răng) bị nứt, vỡ hoặc tách ra khỏi bề mặt răng. Tình trạng mẻ vỡ Veneer thường xảy ra khi Veneer bị áp lực, va đập mạnh, hoặc do quá trình sử dụng và mài mòn theo thời gian. Veneer có thể nứt, vỡ, hoặc tách khỏi răng, gây ảnh hưởng đến vẻ ngoại hình và sức khỏe nướu răng.
Các vết mẻ có thể nhỏ hoặc lớn tùy thuộc vào lực tác động và vị trí mẻ trên bề mặt răng. Chúng có thể xuất hiện ở cạnh răng, tại chóp răng hoặc trên bề mặt nhai. Tùy vào từng tình trạng và mức độ mẻ vỡ mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các giải pháp điều trị thích hợp.
Nguyên nhân gây ra mẻ vỡ Veneer
Veneer được chế tác bằng công nghệ CAD/CAM hiện đại nên sẽ đạt độ cứng chắc cao Tuy nhiên, nếu bạn không có cách chăm sóc và bảo vệ răng đúng cách, Veneer sẽ rất dễ bị tổn thương. Một số nguyên nhân phổ biến khiến Veneer của bạn mẻ vỡ chẳng hạn như:
Áp lực và va đập
Đối với Veneer, các tình huống như tai nạn, té ngã, hoặc tham gia các hoạt động thể thao có thể tạo ra lực đánh vào răng, gây hư hại cho lớp Veneer mỏng. Các va chạm mạnh không chỉ có thể tạo ra các vết nứt và mẻ, mà còn đe dọa tính nguyên vẹn của Veneer.
Ngoài ra, trong quá trình ăn uống nếu bạn vô tình cắn hoặc nhai thức ăn quá cứng chúng sẽ tạo ra áp lực quá mức lên Veneer. Lúc này, răng sẽ phải chịu một lực tác động lớn từ thức ăn, đặc biệt là những thức ăn có độ cứng cao. Từ đó, dẫn đến việc nứt vỡ Veneer, ảnh hưởng đến tính khả năng chịu lực và thẩm mỹ của lớp Veneer. Cho nên bạn cần phải cẩn trọng trong việc lựa chọn thức ăn để bảo vệ Veneer và duy trì sự ổn định của chúng trên bề mặt răng.
Quá trình mài mòn theo thời gian
Khi Veneer liên tục tiếp xúc và cọ xát với răng đối diện trong quá trình nhai, hoặc khi có thói quen nghiến răng, chúng sẽ dần bị mài mòn. Hậu quả của quá trình này là làm giảm độ bền và khả năng chịu lực của Veneer, làm tăng khả năng chúng bị mẻ vỡ.
Cụ thể quá trình mài mòn có thể làm giảm đi độ dày của lớp Veneer, làm suy giảm khả năng chịu đựng của chúng trước áp lực từ hoạt động nhai hàng ngày. Đặc biệt, nếu có thói quen nghiến răng hoặc nghiến chặt, áp lực này có thể tăng lên đáng kể, đặt ra mối đe dọa lớn đối với tính nguyên vẹn của Veneer.
Chăm sóc Veneer không đúng cách
Thiếu chăm sóc đúng cách đối với Veneer có thể tạo điều kiện cho nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng, ảnh hưởng trực tiếp đến cấu tạo và chức năng của Veneer. Điều này được thể hiện rõ khi bạn vệ sinh răng miệng kém làm tăng khả năng tích tụ mảng bám và vi khuẩn, gây ra các vấn đề như viêm nướu và sâu răng. Viêm nướu có thể làm cho Veneer bong tróc khỏi răng, tạo điều kiện cho sự mẻ vỡ. Ngoài ra, sâu răng có thể làm hỏng cấu trúc răng bên dưới, làm cho Veneer trở nên dễ bị nứt vỡ hơn.
Không chỉ có vậy nếu bạn không sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên để làm sạch răng miệng thì đây cũng là một trong những nguyên nhân gây mẻ vỡ Veneer. Thức ăn và mảng bám có thể bám vào rìa Veneer nếu không được làm sạch đúng cách, làm tăng nguy cơ mẻ vỡ.
Veneer kém chất lượng
Chất lượng của Veneer đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng mẻ vỡ. Nếu Veneer được chế tạo từ vật liệu kém chất lượng hoặc quá trình dán không được thực hiện chính xác thì khả năng chịu lực và sự bền bỉ của chúng bị ảnh hưởng, làm tăng nguy cơ mẻ vỡ Veneer trong tương lai.
Vật liệu chế tạo Veneer cần phải đáp ứng các tiêu chí về độ bền, khả năng chống mài mòn, và khả năng chịu lực. Chỉ cần vật liệu không đạt được các yêu cầu này, Veneer có thể trở nên dễ bị tổn thương và mẻ vỡ dưới áp lực từ các hoạt động hàng ngày.
Ngoài ra, quá trình dán Veneer cũng rất quan trọng khi kỹ thuật dán không tốt có thể dẫn đến việc Veneer không bám chặt vào răng, tạo điều kiện cho mảng bám và vi khuẩn tích tụ, làm yếu đi kết nối giữa Veneer và răng từ đó tăng khả năng mẻ vỡ tăng cao.Chính vì thế, khi chọn lựa dịch vụ làm Veneer bạn nên lựa chọn các nha sĩ uy tín và chất lượng, đảm bảo rằng vật liệu và quy trình kỹ thuật được sử dụng đáp ứng các tiêu chuẩn cao, giúp bảo vệ và duy trì Veneer một cách hiệu quả nhất có thể.
Dấu hiệu mẻ vỡ Veneer là gì?
Dấu hiệu mẻ vỡ Veneer là các biểu hiện cho thấy có sự tổn thương hoặc hỏng hóc ở lớp Veneer, một lớp sứ mỏng được đặt lên bề mặt răng để cải thiện hình dáng và màu sắc của chúng. Dưới đây là các dấu hiệu mà bạn có thể gặp khi Veneer bị mẻ vỡ:
Sứt mẻ, vỡ một phần hoặc bong tróc hoàn toàn lớp sứ Veneer
Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của tình trạng mẻ vỡ Veneer. Vì vậy, khi bạn nhận thấy mảnh vụn, sứt mẻ hoặc Veneer bong tróc thì đây thường là kết quả của áp lực khi nhai, va chạm, hoặc các nguyên nhân khác gây ra tác động mạnh lên lớp sứ Veneer. Các tình trạng này có thể xuất hiện do sự mệt mỏi, lão hóa của sứ Veneer, hoặc có thể là hậu quả của các thói quen như nghiến răng, sử dụng răng giả, hoặc thậm chí do tai nạn.
Cảm giác cộm cộm, khó chịu khi nhai
Lớp sứ Veneer thường xuyên làm nhiệm vụ bảo vệ răng tự nhiên khỏi áp lực và tác động của thức ăn, nhưng khi Veneer bị mẻ, nó không còn bảo vệ răng như lúc ban đầu. Do đó, khi bạn nhai thức ăn, răng có thể trở nên nhạy cảm và gây cảm giác cộm cấn, khó chịu.
Răng nhạy cảm với nhiệt độ
Veneer được dán lên trên bề mặt răng, bao phủ lớp men răng tự nhiên. Khi Veneer bị mẻ, một phần hoặc toàn bộ lớp men răng bên dưới sẽ bị lộ ra. Men răng là lớp mô cứng nhất của răng, có chức năng bảo vệ ngà răng bên trong khỏi kích thích nóng lạnh. Khi men răng bị mất đi, ngà răng sẽ bị kích thích và dẫn đến cảm giác ê buốt, đặc biệt khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh.
Nướu bị sưng đỏ, viêm nhiễm tại vị trí Veneer bị mẻ
Khi Veneer bị mẻ, có thể xuất hiện tình trạng sưng nướu và viêm nhiễm tại khu vực tổn thương và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây ra tình trạng viêm nhiễm cũng như làm nướu trở nên sưng đỏ. Vùng xung quanh Veneer bị tổn thương trở nên đau đớn, tăng cường cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Bên cạnh đó, tình trạng sưng đỏ và viêm nhiễm này có thể tạo ra khó khăn trong quá trình làm sạch răng và duy trì vệ sinh răng miệng. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nhiễm có thể lan rộng, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe răng và nướu khác rất nguy hiểm.
Khi bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào như trên, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ nha khoa ngay lập tức để được tư vấn và điều trị. Việc bảo dưỡng và sửa chữa Veneer kịp thời có thể ngăn chặn tình trạng tổn thương lan rộng và bảo vệ sức khỏe của răng và nướu. Cùng với đó bạn không nên chủ quan và bỏ qua các dấu hiệu nhỏ như vết nứt nhỏ, hay nền Veneer thay đổi màu sắc. Bởi vì chúng chính là những dấu hiệu cảnh báo ban đầu cho tình trạng mẻ vỡ Veneer và đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt từ phía nha sĩ.
Mẻ vỡ Veneer có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng không?
Mẻ vỡ Veneer không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe răng miệng. Nếu bạn không sớm điều trị thì vết mẻ sẽ tạo điều kiện cho thức ăn và vi khuẩn bám dính, dẫn đến sâu răng. Khi tình trạng sâu răng có diễn biến phức tạp hơn chúng có thể làm hỏng cấu trúc răng, khiến Veneer dễ bong tróc và mất răng.
Đồng thời, mẻ Veneer có thể gây viêm nướu do tổn thương nướu, làm cho nướu bị sưng đỏ, chảy máu và thậm chí tụt xuống. Tình huống này có thể tạo ra vấn đề về sức khỏe nướu và làm suy giảm chất lượng của răng miệng.
Hơn thế nữa mẻ vỡ Veneer còn ảnh hưởng đến khớp cắn, gây khó chịu và đau khi nhai nên bạn ăn uống sinh hoạt khá khó khăn và hầu như không thoải mái trong việc ăn uống và tận hưởng những món ngon mà mình yêu thích. Ngoài ra, ảnh hưởng đến thẩm mỹ là một hậu quả không tránh khỏi khi việc mẻ Veneer xuất hiện. Người mắc phải thường sẽ có cảm giác mất đi vẻ đẹp tự nhiên của nụ cười nên luôn cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp và tương tác xã hội làm mất đi nhiều cơ hội tốt trong quá trình kết nối bạn bè, công việc và tình yêu.
Cuối cùng, mẻ vỡ Veneer có thể dẫn đến tình trạng gãy vỡ răng thật bên dưới khi vết mẻ lan rộng, gây nguy cơ mất răng tự nhiên. Do đó, bản thân bệnh nhân sau khi dán Veneer nên có kế hoạch chăm sóc và điều trị mẻ Veneer ngay khi phát hiện để bảo vệ sức khỏe và vẻ đẹp của nụ cười của mình.
Cách khắc phục tình trạng mẻ vỡ Veneer
Mẻ vỡ Veneer không chỉ tạo ra tác động tiêu cực đối với thẩm mỹ nụ cười mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vì thế, để giải quyết triệt để vấn đề này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và căn cứ vào kết quả thu được sẽ chỉ ra cho bệnh nhân những phương pháp điều trị phù hợp, khả thi, an toàn và tiết kiệm chi phí. Thông thường thì việc lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ phụ thuộc vào mức độ mẻ vỡ, tình trạng răng miệng và nhu cầu của bạn.
Trường hợp mẻ vỡ Veneer nhỏ
Đối với những mẻ nhỏ, không ảnh hưởng đến cấu trúc chính của Veneer, vết mẻ không gây ê buốt, khó chịu hay ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai thì bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu composite cùng màu với Veneer để trám vào vết mẻ. Nếu mảnh Veneer bị bong ra còn nguyên vẹn, nha sĩ có thể gắn lại bằng keo chuyên dụng.
Đây là một lựa chọn an toàn và nhanh chóng cho những tổn thương nhỏ mà không cần thay thế toàn bộ Veneer. So với thay thế hoàn toàn Veneer, sửa chữa mẻ nhỏ có chi phí thấp hơn và giúp bạn giữ lại Veneer hiện tại, hạn chế việc thay thế sớm. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý phương pháp sửa chữa bằng composite có thể không bền lâu như Veneer nguyên vẹn và yêu cầu bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn cao để quá trình phục hình diễn ra đúng kỹ thuật và đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.
Trường hợp mẻ vỡ Veneer lớn
Trong trường hợp mẻ lớn, vỡ hoàn toàn, hoặc khi Veneer đã trải qua nhiều lần sửa chữa và không còn khả năng khôi phục, việc thay thế Veneer là giải pháp tốt nhất. Quá trình này được tiến hành nhằm mục đích tạo ra một Veneer mới để đảm bảo sự chắc chắn và thẩm mỹ, khắc phục tình trạng mẻ và giúp duy trì vẻ đẹp tự nhiên của nụ cười cũng như ngăn chặn các vấn đề sức khỏe răng miệng tiếp theo. Thay thế Veneer sẽ bao gồm các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Kiểm tra và chụp X-quang
Nha sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng răng miệng và mức độ mẻ vỡ của Veneer. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang để có cái nhìn rõ ràng hơn về tình trạng của răng và Veneer.
Bước 2: Thảo luận về lựa chọn thay thế Veneer
Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về các lựa chọn thay thế Veneer, bao gồm loại vật liệu, màu sắc, và hình dạng phù hợp với nụ cười của bạn. Mọi thông tin về quá trình điều trị sẽ được giải thích rõ ràng, và bác sĩ sẽ lắng nghe và trả lời mọi thắc mắc của bạn. Chính vì vậy, trong bước này bạn nên mạnh dạn đặt câu hỏi để được bác sĩ tư vấn cặn kẽ quy trình cũng như chi phí điều trị.
Bước 3: Chuẩn bị răng
Trước khi thay thế Veneer mới răng của bạn cần được làm sạch và loại bỏ mảng bám để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình thay thế Veneer. Một phần nhỏ của men răng có thể được mài bỏ để tạo chỗ cho Veneer mới. Quá trình này thực hiện nhanh chóng và không đau đớn nhiều nên bệnh nhân không phải quá áp lực, căng thẳng và lo lắng khi thực hiện. Hãy cố thả lỏng cơ thể và làm theo hướng dẫn của bác sĩ để công đoạn mài răng được diễn ra suôn sẻ.
Bước 4: Chế tạo Veneer
Veneer mới sẽ được chế tạo tại phòng thí nghiệm dựa trên dấu răng và sự lựa chọn của bạn.Quá trình này có thể mất vài ngày hoặc vài tuần, tùy thuộc vào loại Veneer và quy trình sản xuất cụ thể. Bạn có thể sẽ chờ đời và được gắn Veneer tạm thời để ăn nhai thoải mái trong khi Veneer chính thức hoàn thành.
Bước 5: Gắn Veneer
Trước khi gắn Veneer mới, nha sĩ sẽ tháo Veneer tạm thời nếu bạn đã có một cái để bảo vệ răng trong thời gian chờ đợi Veneer mới được chế tạo. Việc này thường được thực hiện cẩn thận để không làm tổn thương răng và Veneer tạm thời. Tiếp đến, nha sĩ sẽ sử dụng keo chuyên dụng để gắn Veneer mới vào bề mặt của răng. Quá trình này đòi hỏi sự chính xác và kỹ thuật để đảm bảo Veneer được đặt đúng vị trí và an toàn.
Sau khi Veneer mới được gắn, nha sĩ sẽ kiểm tra độ khít của nó với răng và cận thận điều chỉnh nếu cần thiết để đảm bảo sự thoải mái và phù hợp với cấu trúc răng và cảm nhận cá nhân của bệnh nhân.
Bước 6: Hẹn tái khám
Bạn sẽ được hẹn tái khám sau vài tuần kể từ khi Veneer mới được gắn vào răng. Thời gian này cho phép răng và nướu thích nghi với Veneer mới và giúp nha sĩ theo dõi sự ổn định của quá trình làm việc. Trong buổi tái khám, nha sĩ sẽ kiểm tra Veneer mới và đảm bảo rằng nó vẫn giữ vững trên răng một cách chắc chắn. Bất kỳ điều chỉnh cần thiết sẽ được thực hiện để đảm bảo độ khít và sự thoải mái, đáp ứng đúng mong muốn của bệnh nhân.
Phòng ngừa mẻ vỡ Veneer bằng cách nào?
Mẻ vỡ Veneer là một vấn đề răng miệng không ai mong muốn vì thế để giữ cho Veneer luôn bền đẹp và hạn chế tình trạng mẻ vỡ, bạn cần chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng. Tiến hành chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có chứa fluoride. Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa giữa các kẽ răng. Đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp.
Ngoài ra, bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý đầy đủ dinh dưỡng và hạn chế ăn các thực phẩm cứng như đá, kẹo cứng, các loại hạt cứng, xương động vật. Tiến hành cắt nhỏ thức ăn trước khi ăn để giảm áp lực lên Veneer. Lưu ý tránh cắn các vật cứng như bút, móng tay, kẹp tóc. Đồng thời hãy uống nước bằng ống hút để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với thức uống có ga, axit cao.
Nếu bạn đang có ý định tham gia các môn thể thao có nguy cơ va đập cao như bóng đá, bóng rổ, hockey và thói quen nghiến răng hãy sử dụng miệng bảo vệ răng để đảm bảo an toàn cho Veneer và hạn chế tình trạng mẻ vỡ do áp lực.
Các câu hỏi thường gặp
Một số câu hỏi thường gặp dưới đây sẽ mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức và thông tin thú vị liên quan đến việc mẻ vỡ Veneer. Chính vì vậy, bạn có thể tìm hiểu thêm để biết cách xử lý khi gặp trường hợp tương tự.
Mẻ vỡ Veneer có tự sửa tại nhà được không?
Không, mẻ vỡ Veneer không thể tự sửa tại nhà. Việc tự sửa chữa có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như làm hỏng Veneer thêm do sử dụng các vật liệu hoặc dụng cụ không phù hợp khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, nếu không có kinh nghiệm bạn sẽ làm tổn thương men răng hoặc nướu, dẫn đến các vấn đề về răng miệng trong tương lai. Nếu Veneer của bạn bị mẻ vỡ, bạn nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt. Nha sĩ sẽ có thể đánh giá mức độ hư hại và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Mẻ vỡ Veneer có đau không?
Thông thường, mẻ vỡ Veneer không gây đau dữ dội. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy khó chịu hoặc ê buốt trong một thời gian ngắn. Bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau. Chườm đá lên má hoặc nướu gần khu vực bị mẻ vỡ có thể giúp giảm sưng và đau. Nếu bạn cảm thấy đau dữ dội hoặc khó chịu sau khi mẻ vỡ Veneer, bạn nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt.
Thời gian khắc phục mẻ vỡ Veneer là bao lâu?
Tùy vào tình trạng và phương pháp áp dụng mà thời gian khắc phục mẻ vỡ Veneer sẽ có sự khác nhau:
- Sửa chữa Veneer: Sửa chữa Veneer thường mất khoảng 30 phút đến 1 tiếng.
- Thay thế Veneer mới: Thay thế Veneer mới thường mất khoảng 2-3 lần hẹn. Lần hẹn đầu tiên để lấy dấu răng và chế tạo Veneer mới, lần hẹn thứ hai để gắn Veneer tạm thời, và lần hẹn thứ ba để gắn Veneer vĩnh viễn.
Chi phí khắc phục mẻ vỡ Veneer là bao nhiêu?
Chi phí khắc phục mẻ vỡ Veneer dao động từ 1 triệu đến 5 triệu đồng nhưng sẽ có sự chênh lệch do tác động của các yếu tố như mức độ mẻ vỡ, phương pháp điều trị,...
Địa chỉ dán Veneer đẹp và an toàn?
Đến Nha khoa Smile - Cười là đẹp nếu bạn muốn tìm địa chỉ dán sứ Veneer uy tín ở vực Tây Nam Bộ. Đây là chuỗi nha khoa uy tín có chất lượng cao về dịch vụ và thế mạnh về công nghệ và đội ngũ bác sĩ bác sĩ. Nha khoa Smile đã có hơn 15 năm hoạt động với 4 chi nhánh tại tỉnh Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang và Bạc Liêu.
Đội ngũ bác sĩ Nha khoa Smile đều là các bác sĩ có chuyên môn cao dày dặn kinh nghiệm, tận tâm, chu đáo. Nhờ đó nha khoa đã tiếp nhận điều trị và thẩm mỹ thành công cho hàng ngàn trường hợp phức tạp và rất được lòng khách hàng trong và ngoài nước. Ngoài ra, Nha Khoa Smile còn xây dựng phòng điều trị vô trùng, phòng chức năng và trung tâm chế tác riêng biệt. Tất cả đều được trang bị máy móc và thiết bị hiện đại, vật liệu cao cấp và ứng dụng công nghệ tân tiến.
Song song đó, răng sứ Veneer được chế tác từ vật liệu sứ chính hãng và cao cấp. Kết hợp với phần mềm CAD/ CAM 3D cho phép miếng dán sứ có độ gợn sống động và độ bóng tự nhiên như răng thật. Đặc biệt, miếng dán sứ cứng chắc và có độ bền màu, được thiết kế riêng biệt nên tích hợp hoàn toàn với cung hàm và khuôn miệng của mỗi người.
Lời kết
Tóm lại, mẻ vỡ Veneer là một vấn đề khá phổ biến, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng mẻ vỡ Veneer có thể khác nhau, từ một vết nứt nhỏ đến vỡ hoàn toàn. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cũng như sự tự tin trong nụ cười của mỗi người.
Vì thế, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường đối với Veneer bạn nên đi khám nha sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp. Chúng tôi bài viết trên thật sự mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích về vấn đề này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với Nha Khoa Smile để được hỗ trợ và tư vấn.